Canh tác lúa vụ hè thu đạt năng suất cao • Phân bón & Thuốc BVTV Đức Thành

Canh tác lúa vụ hè thu đạt năng suất cao

Để có một vụ lúa Hè – Thu bội thu trong điều kiện nắng nóng và hạn hán gay gắt đầu vụ, mưa, lụt, bão cực đoan khả năng xảy ra cuối vụ là điều mà bà con nông dân luôn trăn trở về năng suất khi thu hoạch.

1/ CÔNG THỨC BÓN PHÂN HIỆU QUẢ CHO VỤ MÙA NGÀN GIÁ TRỊ

Với giống lúa 90 – 95 ngày/ vụ, bà con có thể sử dụng 3 loại phân bón gồm: phân hữu cơ Hi-Tech Organic, phân NPK Lúa 1 (22-17-7) và NPK Lúa 2 (25-0-25). Tổng khối lượng phân bón NPK cho 01 ha lúa sau sạ là 350 – 600 kg/ha/vụ, chia làm 4 đợt bón.

– Đợt 1 (trước sạ 2 ngày) bón 300 – 500 kg phân hữu cơ Hi-Tech Organic để cải tạo đất, tăng độ mùn, phục hồi vi sinh vật hữu ích trong đất. Phân hữu cơ còn giúp hạt giống nảy mầm khoẻ, lá lúa giữ được màu xanh lâu, tăng năng suất – chất lượng.

– Đợt 2 (10 – 15 ngày sau sạ) bón 100 kg/ha phân NPK Lúa 1 (22-17-7): kích thích ra rễ khoẻ, chuẩn bị dinh dưỡng cho giai đoạn đẻ nhánh

– Đợt 3 (20 – 22 ngày sau sạ) bón 100 – 200kg/ha phân NPK Lúa 1 (22-17-7): cung cấp dinh dưỡng giai đoạn đẻ nhánh, đâm chồi, nở bụi

– Đợt 4 (40 – 42 ngày sau sạ) bón 100 – 200kg/ha phân NPK Lúa 2 (25-0-25): cung cấp dinh dưỡng giai đoạn làm đòng

Khuyến cáo:
– Đợt 5 (70 – 75 ngày sau sạ) bón 50 – 100kg/ha phân NPK Lúa 2 (25-0-25). Lúc này lúa đã cong trái me, chuẩn bị bước vào giai đoạn thu hoạch cuối vụ, nên chỉ bón thêm nếu cần thiết, tùy từng trường hợp có thể điều chỉnh lượng phân bón đợt cuối này sao cho hợp lý

2/ CHỦ ĐỘNG PHÒNG CHỐNG SÂU, BỆNH CHO LÚA

Trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều của vụ Hè Thu thì các giải pháp phòng trừ các dịch hại cũng ít nhiều bị chi phối.

Cần chú ý dịch rầy nâu, sâu cuốn lá nên chủ động phòng trừ vào giai đoạn lúa đẻ nhánh với sản phẩm thuốc trừ sâu Prochess 250WP (Dinotefuran: 50g/kg và Imidacloprid: 200 g/kg) + Season 450SC (Buprofezin 400g/l + Deltamethrin 50g/l)

Khi thời tiết nắng mưa xen kẽ rất dễ cho sự phát sinh của đạo ôn, nếu không quản lý tốt bệnh sẽ lan nhanh trên diện rộng gây ảnh hưởng đến năng suất. Khuyến cáo bà con nên phòng trừ từ

– Giai đoạn 10 – 15 ngày sau sạ bằng thuốc trừ bệnh Ori 150SC (Azoxystrobin: 50 g/l và Hexaconazole: 100 g/l) và

– Khi lúa 20 – 25 và 40 – 45 ngày sau sạ xịt phòng trừ bằng sản phẩm Hexalazole 300SC (Hexaconazole: 50 g/l và Tricyclazole: 250 g/l)

hexalazole

– Khi lúa vào giai đoạn chuẩn bị trổ sử dụng sản phẩm Upper 400SC (Azoxystrobin 250g/l + Difenoconazole 150g/l). Sản phẩm còn có công dụng phòng trừ lem lép hạt, giữ lá đòng xanh, hạt lúa sáng đẹp

upper fb

3/ RUỘNG LÚA TRĨU BÔNG

vụ lúa hè thu đạt năng suất cao tại Tây Ninh
Hạt lúa sáng đẹp, bóng mẩy, chín chắc tới cậy
lúa chín lá đòng vẫn xanh
Lá đòng xanh sáng, đứng thẳng

4/ KẾT QUẢ TRÌNH DIỄN VỤ HÈ THU ĐẠT 7,9 TẤN TẠI TÂY NINH

 

Tác giả bài viết: Kỹ sư nông nghiệp: Phan Thành Long, Truc Huyn

Nguồn tin: ducthanhco.vn